Bàn Thờ Thổ Công Và Những Điều Cần Biết

bởi Đồ Thờ Sơn Thếp
4.3/5 - (9 bình chọn)
Theo niềm tin tín ngưỡng, Người Việt ta có câu “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Câu này có nghĩa là mỗi vùng đất nào cũng có vị thần cai quản. Đối với tín ngưỡng thờ kính Thổ công, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai: xây nhà, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt… thì người ta thường cúng vị thần này. Người ta lập bàn thờ Ngài để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với thần linh. Bên cạch đó còn để bày tỏ ước mong được bảo vệ, che chở khỏi những điều không may mắn. Vậy liệu bạn đã biết chính xác bàn thờ Thổ công gồm những gì, cách lập và hướng đặt ở đâu? Hãy theo dõi bài viết sau để tìm câu trả lời nhé!

Ý nghĩa của bàn thờ Thổ công trong thờ cúng

Như đã chia sẻ ở trên Thổ công là một vị thần rất đỗi quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt. Thổ công trông coi đất đai, nhà cửa và xua đuổi tà ma. Thờ cúng Thổ công luôn mang lại hạnh phúc, bình an cho gia chủ. Đối với gia chủ làm kinh doanh, sẽ giúp công việc thuận buồm xuôi gió. Chính vì thế lập bàn thờ Ngài là vô cùng quan trọng trong mỗi gia đình.

Cúng Thổ công vào ngày nào?

Theo dân gian Việt Nam thì chúng ta thường cúng Thổ công vào những ngày 1 hay 15 hàng tháng và các ngày lễ tết. Nhưng ngày này sẽ có sự khác nhau về cách thờ cúng theo từng địa phương. Vào các ngày 1 hay 15 người ta thường cúng đồ chay như vàng hương, trầu cau, hoa quả. Còn vào những ngày lễ tết hay 23 tháng chạp thì người ta thường cúng mặn cùng với rượu, xôi, gà để chứng tỏ một năm đầy bội thu.

Trên bàn thờ Thổ công cần những gì?

Ở một số hộ gia đình vì không có điều kiện nên bàn thờ của họ cũng rất đơn giản. Bàn thờ có 1 bát hương và cỗ mũ đặt phía sau bát hương thổ công. Tuy nhiên dù bàn thờ có đầy đủ hay đơn sơ thì lòng thành kính của người dân đối với vị thần cai quản nhà mình vẫn là điều quan trọng nhất.

Bài trí bàn thờ Thổ công ở đâu?

Ngày xưa, bàn thờ Thổ Công được người dân đặt riêng. Vậy nhưng hiện nay người dân hầu không thờ riêng nữa mà thường thờ chung với bàn thờ Thần tài hoặc bàn thờ Gia tiên.

Khi thờ chung với bàn thờ Thần Tài: Ông Địa, Thần Tài được đặt ngang hàng với nhau, còn lại Thổ Công được đặt bên trái.

Khi thờ chung với bàn thờ Tổ tiên, cách sắp xếp đồ thờ cúng như sau: các gia đình thường thờ 3 bát nhang, một bát nhang thờ Thần linh Thổ công, ông Táo ở giữa cao nhất. Bên trái đặt bát hương thờ bà Cô, ông Mãnh, cô Cậu. Bên phải đặt bát nhang thờ gia tiên tiền tổ.

Lưu ý về phong thủy khi đặt bàn thờ

Đặt bàn thờ cũng phải tuân theo quy tắc của phong thủy. Muốn gia đình thuận lời, công việc “ăn nên làm ra” thì đầu tiên phải đặt bàn thờ hướng tốt, vị trí tốt. Hướng tốt phải đảm bảo được những yếu tố sau:

  • Không đặt bàn thờ đối điện cửa chính.

  • Tuyệt đối không đặt bàn thờ Thổ Công đối diện cửa nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ngủ. Bởi đây là những nơi tối tăm, u ám, xú uế, bất kính với thần linh và có thể cản trở tài vận vào nhà của gia chủ.

  • Không đặt ở những nơi ồn ào, nhiều tạp âm gây khó chịu.

  • Nên đặt bàn thờ hướng đến chỗ có ánh sáng, thông thoáng, tuy nhiên cũng nên tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Địa chỉ mua bàn thờ uy tín

Trên đây là những chia sẻ, giải đáp về những thắc mắc về bàn thờ Thổ công gồm những gì, cách lập và hướng đặt ở đâu? Bài trí bàn thờ sao cho phong thủy. Hy vọng Đồ thờ tượng Phật Nguyễn Tuấn đã mang tới bạn những kiến thức bổ ích và trọn vẹn.

Chúng tôi là xưởng chuyên sản xuất các sản phẩm Tượng Phật & Đồ Thờ cao cấp thuộc làng nghề truyền thống Sơn Đồng, Hà Nội. Với kinh nghiệm tư vấn và thi công nhiều công trình nhà thờ họ, nhà thờ cho các gia đình… chúng tôi tự tin sẽ mang tới chất lượng dịch vụ hoàn hảo và sự hài lòng cho gia chủ.

You may also like