Hướng dẫn đặt Bát Hương đúng cách trên bàn thờ gia tiên

bởi huy.nguyen
4.9/5 - (10 bình chọn)

Qua bài viết này chúng tôi xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Cách đặt bát hương trên bàn thờ tổ tiên hot nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Với người Việt, dù là theo đạo nào Phật Giáo hay Công giáo thì trong gia đình cũng luôn có bàn thờ và chắc chắn một linh vật không thể thiếu được trên đó chính là bát hương hay bát nhang. Đây là một vật linh thiêng trong thờ cúng và là biểu hiện tâm linh trên bàn thờ. Bài viết dưới đây gốm sứ Minh Quang sẽ hướng dẫn các bạn đặt Bát Hương đúng cách trên bàn thờ gia tiên.

Hướng dẫn đặt Bát Hương đúng cách trên bàn thờ gia tiên

Cách đặt Bát Hương trên bàn thờ gia tiên

Bát hương là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình, là biểu hiện Tâm linh trên ban thờ. Đó là nơi mỗi khi thắp hương tưởng niệm, cầu cúng hướng tới tổ tiên, các vị thần linh hay gửi lòng thành kính vào cõi vô hình rồi chủ nhân cắm nén hương vừa đốt vào. Trong gia đình tùy theo trách nhiệm là con trưởng, con thứ… mà thờ phụng. Thông thường có 3 cấp bậc:

– Thờ Thần gồm có thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.

– Thờ Phật để cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát tai ương.

– Thờ gia tiên tức là họ nhà mình và các bậc phụ thờ theo tiên tổ. Nếu thờ tổ tiên họ tộc bên ngoại (trường hợp bên đó không có người thừa tự) thì phải lập bát hương và ban thờ khác.

Cách đặt Bát Hương trên bàn thờ gia tiên phải theo một nguyên tắc nhất định của từng vùng. Bát hương là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm. Bát hương thờ là hình thức hội tụ tâm thức. Giống như một sợi dây vô hình để khi gia chủ thắp hương cầu nguyện là thần linh, tổ tiên có thể chứng giám được lòng thành. Vì vậy bát hương phải có sự phân chia riêng cấp bậc giữa “quan lại” và chúng dân.

Cách đặt Bát Hương trên bàn thờ gia tiên

Với người dân vùng đồng bằng Bắc bộ thì họ thường là đặt 3 bát hương trên đế Tam sơn cho một bàn thờ. Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào phải được xếp theo bà tổ cô bên trái, thổ công chính giữa và gia tiên bên phải. Trong đó bát hương thờ thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát kia và đặt ở vị trí cao hơn.

Xem thêm:

  • Lựa chọn đồ gốm hợp phong thủy
  • Bí quyết chọn mua Bộ bát đĩa Bát Tràng chất lượng
  • Nhận biết đâu là sản phẩm gốm cổ
  • Kinh nghiệm chọn mua gốm sứ Bát Tràng an toàn chất lượng
  • Gốm sứ Bát Tràng Minh Quang: Sự lựa chọn đáng tin cậy

Quy trình bốc Bát Hương đúng phong thủy

Bát hương giống như một sợi dây kết nối giữ cõi âm và cõi dương, nơi linh khí của người bề trên có thể nương tựa vào khi muốn quay về thăm con cháu. Việc bốc bát hương cũng cần phải chú ý đến các nguyên tắc nhất định để không phạm phải tội thất kính với các bề trên.

– Chuẩn bị Bát Hương: Đầu tiên khi mua một bát hương về thì phải rửa qua nước muối rượu gừng có pha chút nước hoa hay thả vào mấy cánh hoa hồng cho thơm để làm sạch những phần hữu hình rồi phơ cho khô hay đem xông trầm hương. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống.

– Chuẩn bị tro: Bát hương đã được làm đúng pháp là bát hương có cốt: Cốt bát nhang có 7 thứ báu (Thất bảo) như vàng, bạc, ngọc, mã não, san hô,…Tối thiểu có 3 thứ: vàng, bạc, ngọc được bọc bởi 1 tờ giấy tráng kim dùng bút đỏ đã được làm phép chú bút, chú giấy, chú mực ghi một số chữ (do sư ghi, chữ thiên do các vị Thánh ngự ghế viết). Trong bát nhang còn có tiền âm (“Ngũ Lộ Thần tài”), tiền dương màu đỏ mệnh giá mang số 5 (sinh) được gấp thành các chiếc thuyền nhỏ xếp xung quanh khối cốt thất bảo.

– Quá trình bốc: Rửa tay sạch sẽ bằng rượu hay nước gừng. Khi bốc bát hương thì bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào. Để cho yên tâm, nhà chùa thường khuyên đếm theo số sinh như “sinh, lão, bệnh, tử”. Lần lượt đếm và bốc tro đến khi gần đầy miệng bát. Thông thường, khi đến nắm cuối cùng sẽ dừng lại ở số “sinh”. Khi bốc nên bốc từng nắm cho vào đầy và lắc chứ không nên ấn hoặc nèn chặt. Trước khi bốc bát hương nào thì cũng phải khấn nhỏ là “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên…)”.

– Bốc xong đặt bát hương lên ban thờ: Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải. Ở ta hay có quan niệm coi trọng người đứng khấn hơn bàn thờ, nên hay tính theo người đứng khấn, tức bát hương bà cô để bên tay trái nhìn vào. Sự khác biệt này cũng không có ảnh hưởng lớn. Đồng thời, khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 5 chân. Những chân nhang đã nhổ cần đem đốt, thả tro xuống sông suối. Bát nhang bỏ đi (ví dụ bát nhang của ban thờ vong) cần thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp.

– Sắm lễ: Hoa tươi, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc mới đầu mỗi bát hương thắp 3 nén, những lần sau chỉ cần 1 nén là đủ. Nếu có chân nhang cũ có thể cắm lại mỗi bát 5 chân nhang.

– Bố trí: Bát hương đã đặt lên ban thờ cần giữ nguyên vị trí, không xê dịch. Sau bát hương là phần thờ cúng, chỉ nên để ảnh gia tiên (nếu có), không bày rượu, vàng mã,… ở đây. Tất cả đồ thờ dâng lên (hoa tươi, quả tươi,…) cần ở phía trước hay bên cạnh bát hương.

Trên đây là một số chia sẻ kinh nghiệm và thông tin sưu tầm để trả lời cho câu hỏi mà nhiều gia đình vẫn băn khoăn. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn và gia đình dễ dàng thực hiện thờ cúng và thể hiện được sự thành tâm với tổ tiên.

You may also like