Đồ thờ sơn son thếp vàng

bởi Đồ Thờ Sơn Thếp
Đồ thờ sơn son thếp vàng
4.8/5 - (6 bình chọn)

Sơn son thếp vàng là một quy trình trong sản xuất những đồ thờ sơn son thếp vàng như hoành phi, câu đối, đại tự, cuốn thư, thiều châu, cửa võng, ngai, khám, ỷ, kiệu, bàn thờ,… sau khi các sản phẩm này đã được đánh nhẵn sau chế biến mộc, giúp tăng tính thẩm mỹ, trang nghiêm của sản phẩm đồ thờ cũng như không gian thờ tự.

Công việc sơn thếp đòi hỏi phải rất công phu, tỉ mỉ.

1. Sơn son

Sơn đồ thờ ở nước ta được chế ra từ nhựa cây sơn trên rừng. Cây sơn có tên khoa học là Rhussueeldanea. Cây sơn có ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Cây sơn gồm có sơn tự nhiên và sơn trồng. Cây sơn trồng từ khi gieo hạt tới lúc lấy được nhựa phải mất 3 năm. Người ta có thể lấy nhựa ở cây sơn trong 6 đến 8 năm liền. Nhựa sơn lấy từ cây sơn gọi là sơn sống. Sơn sống được để nguyên tại chỗ 3-4 tháng cho đứng sơn (lắng sơn) và tạo ra nhiều lớp sơn khác nhau. Lớp lỏng trên cùng có màu nâu, gọi là sơn mặt dầu, là lớp sơn tốt nhất. Tiếp đó, là sơn dọi. Dưới nữa là sơn thịt, sơn hom. Lớp cuối cùng là sơn thép (hay gọi là sơn nước thiếc).

Với nồng độ sơn của mỗi lớp khác nhau, người thợ sơn pha chế thành các loại sơn khác nhau. Sơn có 3 màu chính: màu đen gọi là sơn then, màu nâu gọi là sơn cánh gián, màu đỏ gọi là sơn son.

Sơn then được làm rất cẩn thận và có bí quyết riêng. Muốn có sơn then thì đem trộn với nhựa thông và phèn đen, rồi đem quấy kỹ. Quấy sơn là động tác thực hiện nặng nhọc và liên tục, phải quấy trên một ngày. Quấy như thế là để sơn chín kỹ. Sơn mà không chín già thì màu sơn không bóng và độ bền của sơn kém.

Muốn có sơn son và sơn cánh gián thì cũng phải làm tương tự như vậy. Có điều khi pha chế thì có tỉ lệ khác. Sơn cánh gián là cứ trộn ba phần sơn sống với một phần nhựa thông. Muốn có sơn son thì pha thêm son vào.

Việc sơn son rất công phu, phức tạp, phải theo một quy trình chặt chẽ, không thể bỏ qua bất cứ một bước nào, bước đầu là gắn sơn, rồi sơn lót, rồi mới tới việc sơn phủ. Công việc sơn thếp phải làm trong phòng kín, tránh gió, kẻo rách hoặc bay hết bạc quỳ, vàng quỳ. Việc sơn thếp muốn bền, phải ủ tới độ cho sơn dần khô, việc sơn thếp không thể làm vội, làm trốn việc được.

2. Thếp vàng

Thếp vàng là việc trang trí dán lớp vàng lá, vàng quỳ được dát thật mỏng lên bề mặt các sản phầm đồ thờ để tạo màu vàng tự nhiên, có ánh kim bắt mắt và sang trọng. Nếu vàng được thếp lên lớp sơn ta thì sẽ cho ra màu sắc thay đổi theo từng độ “chín” của sơn.

Quy trình thếp vàng:

– Hom, bó, làm vóc (nếu cần): Dùng bột đá trộn sơn để hit các vết rạn nứt của tấm gỗ mộc. Công đoạn này nhằm bảo vệ tấm vóc không thể thấm nước, không bị mối mọt, không phụ thuộc môi trường làm gỗ co ngót.

– Dùng sơn phủ lót ba nước, đánh nhẵn rồi sơn phủ.

– Dát vàng quỳ, bạc quỳ lên lớp sơn phủ khi còn ướt.

Nếu dùng bạc quỳ thì phải phủ sơn ta lên bề mặt bạc quỳ. Khi sơn khô, bạc quỳ ngả màu vàng óng như vàng thật. Còn nếu dùng thếp vàng quỳ thì có thể phủ sơn gọi là thếp vàng chín hoặc không phủ sơn gọi là thếp vàng sống. Thếp vàng chín có màu đậm hơn, không đẹp như thếp vàng sống nhưng đồ vật được bền, lâu bay hơn.

Lớp thếp vàng được dát lên phần họa tiết, chạm chổ và chữ.

Để bảo quản đồ thờ sơn son thếp vàng thì người dùng sử dụng khăn khô hay cây phất trần lau thật chăm chút, nhẹ nhàng để không làm mòn thếp.

Lựa chọn cơ sở sản xuất đồ thờ sơn son thếp vàng uy tín

Chúng tôi là xưởng chuyên sản xuất các sản phẩm Tượng Phật & Đồ Thờ cao cấp thuộc làng nghề truyền thống Sơn Đồng, Hà Nội. Với kinh nghiệm tư vấn và thi công nhiều công trình nhà thờ họ, nhà thờ cho các gia đình… chúng tôi tự tin sẽ mang tới chất lượng dịch vụ hoàn hảo và sự hài lòng cho gia chủ.

Mọi chi tiết về sản phẩm xin vui lòng liên hệ Đồ thờ Nguyễn Tuấn

Cơ sở đồ thờ NGUYỄN TUẤN

ĐT : 0903411797
ĐC : 227 Xóm Rảnh – Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội
Email : [email protected]

You may also like