Ngày tốt tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ cuối năm 2021

bởi huy.nguyen
4.2/5 - (6 bình chọn)

Dưới đây là danh sách Ngày đẹp dọn bàn thờ năm 2021 hay nhất và đầy đủ nhất

Việc bốc lại bát hương, dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân nhang cuối mỗi năm âm lịch là một việc cực kỳ quan trọng chuẩn bị cho mỗi độ xuân về. Năm 2022 đang chuẩn bị bước đến, năm 2021 đang bước sang những ngày cuối cùng trong năm. Vậy cuối năm 2021 thì những việc quan trọng trên nên thực hiện vào này ngày nào tốt nhất?. Và phải thực hiện như thế nào để đảm bảo nhất. Qua bài viết này thì gia chủ sẽ biết được ngày tốt cũng như cách thực hiện các công việc quan trọng trên một cách chuẩn và chu đáo nhất.

Tại sao phải bốc lại bát hương, tỉa chân nhang vào cuối năm?

Việc tỉa chân nhang lau dọn bàn thờ vào cuối năm là một việc rất quan trọng. Đây là việc làm chứng tỏ sự tôn kính của mình đối với những người đã khuất, các vị thần linh mà đó cũng là sự cầu mong may mắn, bình an cho một năm mới.

Người dọn dẹp bàn thờ, bốc lại bát hương và tỉa chân nhang cuối năm nên là đàn ông trụ cột trong gia đình hoặc người đảm đương việc cúng tế thường ngày trong nhà như ông bà, bố mẹ. Trước khi tiến hành dọn dẹp, tỉa chân nhang cần phải tắm giặt, ăn mặc sạch sẽ nghiêm trang.

Ngày đẹp bốc lại bát hương dọn dẹp bàn thờ cuối năm 2021

Thời gian bốc lại bát hương, tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ cuối năm 2021 chúng ta có thể làm bất cứ thời gian nào vào cuối năm. Ở mỗi địa phương sẽ có một phương thức chọn ngày khác nhau. Nhưng ngày tốt nhất là các ngày bắt đầu từ ngày cúng Ông Công Ông Táo (23 tháng chạp) trở đi. Các ngày đẹp tiếp theo được xác định là các ngày hoàng đạo, không phạm vào ngày sát chủ, tam nương, nguyệt kỵ…

Danh sách các ngày tốt tỉa chân nhang, dọn dẹp bốc lại bát hương bàn thờ cuối năm 2021:

  • Thứ 3, Ngày 23/12/2021 (Âm Lịch) – Các giờ tốt dọn dẹp: Mão (5h – 6h59), Thìn (07h – 8h59), Mùi (13h – 14h59), Dậu (17h – 18h59)
  • Thứ 4, Ngày 24/12/2021 (Âm Lịch) – Các giờ tốt dọn dẹp: Mão (5h – 6h59), Ngọ (11h – 12h59), Thân (15h – 16h59), và Dậu (17h – 18h59)
  • Thứ 6, Ngày 26/12/2021 (Âm Lịch) – Các giờ tốt dọn dẹp: Giờ Thìn (07h – 8h59), Ngọ (11h – 12h59), Mùi (13h – 14h59)

Thời gian tốt để thực hiện tỉa chân nhang là khoảng từ 6h đến hơn 11h hoặc từ 13h đến hơn 17h. Nên tránh khung 12h đến 13h trưa và sau 18h tối. Nếu có gia chủ có lựa chọn ngày 23 âm lịch để làm thì nên chú ý bao sái và phải thực hiện trước giờ chầu Ông Công Ông Táo về trời.

Nguyên tắc thực hiện bốc bát hương cuối năm 2021

Các bước bốc lại bát hương cuối năm 2021 chuẩn theo phong tục cổ truyền của người việt.

Bước 1: Lau rửa sạch sẽ bát hương bằng rượu trắng ngâm với gừng. Sau đó để khô.

Bước 2: Chuẩn bị cốt. Cốt này nên dùng tro đốt từ rơm nếp có bán ở các tạp hóa chuyên hàng mã. Hoặc trong các thất bảo của nhà Phật. Bởi điều này sẽ mang lại trường khí cao.

Đặc biệt cần tránh cho hạt nhựa, trang kim, bùa chú hay linh phù của đạo gia vào trong bát hương. Việc làm này sẽ làm tiêu hao trường khí tốt, tăng trường khi âm rất bất lợi cho cuộc sống của gia chủ và những người trong gia đình.

Bước 3:

  • Lần lượt bốc từng bát hương vì hầu như gia đình nào cũng có 3 bát hương (thần linh, gia tiên và bà cô). Lưu ý trước khi bốc bát hương phải rửa tay sạch sẽ.
  • Sau đó lần lượt bốc từng nắm cốt đã chuẩn bị sẵn vào bát hương (bát nhang). Lưu ý khi bốc cốt vào bát hương thì nhớ đếm và bốc 5 nắm, 9 nắm hoặc 13 nắm… Những số này được đếm và dừng lại ở số Sinh như “sinh, lão, bình, tử”. Và nắm cuối cùng dừng lại ở số “Sinh”.
  • Đặc biệt nhớ không dốc hay đổ mà phải bốc từng nắm. Trước khi thực hiện bốc bát hương cần thành tâm nghĩ: Con tên……. xin bốc bát hương gia tiên, thần linh….
  • Khi bốc xong bát hương thần linh, gia tiên, tổ cô… thì phải nhớ vị trí, tránh sự nhầm lẫn vị trí các bát hương với nhau.

Bước 4: Sau khi bốc xong thìa đặt bát hương lên bàn thờ ở vị trí cũ.

Bước 5: Chuẩn bị các lễ vật gồm hoa quả, rượu trà và nước sạch bày lên bàn thờ. Mở rộng cửa rồi thắp hương, mỗi bát 3 nén. Nếu còn chân nhang cũ thì hãy cắm lại mỗi bát 3 chân nhang cũ.

Bước 6: Sau khi bốc xong và mọi việc hoàn thành, gia chủ hãy lau dọn bàn thờ sạch sẽ và bày rượu, hoa quả, vàng mã… dâng lên bàn thờ để thờ cúng. Những đồ thờ cúng được dâng lên nên để trước hoặc bên cạnh bát hương.

Chú ý khi tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ cuối năm 2021

Người dọn dẹp, vệ sinh bát hương nên lựa chọn người đàn ông, gia chủ trong gia đình. Trường hợp khác có thể lựa chọn người phụ nữ để thay thế nhưng chú ý là phải luôn để thân thể mình sạch sẽ, tránh “đến kỳ”.

Trước khi bao sái thì nên tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị mọi thứ đầy đủ, mặc quần áo dài và quan trọng nhất là giữ được cho bản thân thanh tịnh, không có suy nghĩ lo âu trong người.

Các bước lau dọn và tỉa chân nhang bàn thờ cuối năm 2021

  • Bước 1: Trước khi lau dọn bàn thờ thì chúng ta nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, mở tất cả các cửa để cho không gian nhà được thoáng mát. Chuẩn bị đầy đủ đồ cúng gồm 5 phần: nến, hương, hoa quả, thực. Cùng với đó là chuẩn bị thêm một củ gừng đã giã nát bỏ vào rượu và ngâm khăn vào đó ít nhất 30 phút trước khi tiến hành lau dọn.
  • Bước 2: Thắp một nén hương để khấn xin gia tiên, các thần linh, thần tài tạm lánh sang một bên để thực hiện việc dọn dẹp. Và đợi sau khi hương tàn hết mới bắt đầu công việc dọn dẹp.
  • Bước 3: Hạ các đồ muốn lau dọn xuống bàn thờ. Nên tránh hoặc có thể là không nên xê dịch bát hương. Cần chuẩn bị bàn to và phủ khăn để đưa các đồ cần lau dọn xuống rồi lấy khăn ngâm với gừng để lau sạch. Tuyệt đối không được lau trực tiếp trên bàn thờ. Lau sạch lần lượt lượt từng món đồ, không vội vàng vứt lúc tung, mà phải sắp xếp gọn gàng.
  • Bước 4: Rửa sạch hai tay bằng rượu gừng. Dùng một tay giữ chặt bát hương tránh sự xê dịch, và tay còn lại nhẹ nhàng lau trên miệng và xung quanh bát hương thật sạch. Sau khi lau dọn, dùng hai tay nhẹ nhàng rút tỉa từng chân hương, tỉa đến lúc chân hương chỉ còn lại số lẻ thì dừng lại 1, 3, 5, 7, 9. Thường bát hương thần linh thì để lại 5 chân nhang (ngũ hành tề tụ), còn bát hương khác để lại 3 chân nhang (sinh tài). Chỗ chân hương rút ra để lên bàn sau đó đem hoa tro. Sau đó lấy một khăn sạch lau lại chỗ chân hương cũ rơi xuống và lấy khăn ngâm rượu gừng lau lại bát hương là đã hoàn thành.
  • Bước 5: Đặt lại đồ lên bàn thờ như ban đầu. Khấn xin thỉnh các ngài về, báo cáo con đã xong việc.

Lưu ý: Nếu nhà có bàn thờ phật thì không dùng khăn ngâm rượu để lau dọn mà phải dùng khăn sạch ngâm với ngũ hoa, không thì khăn sạch ngâm nước lạnh cũng được. Tuyệt đối không được lau bằng rượu.

Tóm lại, việc lau dọn bàn thờ và tỉa chân nhang không quá khó khăn chỉ cần chú ý, cẩn thận và tỉ mỉ là được. Công việc này một năm diễn ra 1 lần để thể hiện sự thay đổi phong thủy, xua đuổi những điều xấu và nó còn có sự liên quan đến cuộc sống của cả gia đình vào năm tiếp theo.

You may also like