Cửa hàng bán hạc thờ cúng tại Cần Thơ – Vận chuyển toàn Quốc

bởi huy.nguyen
4.2/5 - (8 bình chọn)

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Cửa hàng bán đồ thờ cúng tại cần thơ hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Tại 121 đường cách mạng tháng 8, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, cửa hàng Đồ đồng Việt chi nhánh Cần Thơ chuyên đúc hạc thờ cúng theo yêu cầu. Đôi hạc đồng thờ gia tiên, nhận đúc hạc đồng cỡ lớn cúng tiến chùa, nhà thờ họ.

ĐÔI NÉT VỀ HẠC THỜ CÚNG

Hạc thờ bằng đồng xuất hiện nhiều trong các ngôi đình, chùa, đền, miếu…với hình ảnh hạc đứng trên lưng rùa. Vậy có nên thờ hạc trên bàn thờ gia tiên hay không? Sau đây mời quý vị cùng tìm hiểu ý nghĩa của việc thờ hạc trong văn hóa truyền thống Việt Nam.

Theo truyền thuyết từ xa xưa để lại, hạc là con vật tượng trưng cho sự trường thọ, sống thanh cao và thoát tục chính vì vậy hình ảnh con hạc thể hiện khát vọng trường tồn và ước muốn thanh cao của mỗi người. Hình ảnh hạc đứng trên lưng rùa là sự kết hợp giữa hai con vật sống rất thọ, càng minh chứng cho ý nghĩa mong muốn trường tồn của người dân.

Nếu chỉ xét nguyên hình tượng con rùa trong văn hóa phương Đông, nó đã mang ý nghĩa linh thiêng và là biểu tượng của thần, là cổng của vũ trụ trong Tứ Tượng ( Long, Lân, Quy, Phượng). Cho nên hình tượng hạc đứng trên lưng rùa có thể thấy như hạc đứng trên Vũ Trụ. Hình tượng đây bầu trời chính là mái vòm (mai rùa), mặt đất là bụng phẳng phía dưới.

Trong văn hóa Việt Nam con rùa là biểu tượng linh thiêng của thần thánh, được gắn với tên Thần Kim Quy. Chim hạc là loài chim Tiên gắn với hình ảnh Hạc Thọ Thiên Tuế. Chính bởi vì vậy mà khi đi lễ đình, chùa người ta thường nhìn thấy đôi hạc thờ bằng đồng đứng trên lưng rùa được sắp đặt trước ban thờ.

Có nên thờ hạc trên bàn thờ gia tiên?

Có rất nhiều người e ngại rằng không biết có nên hay có được thờ hạc trên bàn thờ gia tiên hay không? Vì lo sợ rằng hạc chỉ được thờ ở đỉnh hay chùa thôi. Để trả lời cho câu hỏi này thì quý vị nên xem xét về hình dáng của đôi hạc sẽ rõ. Nếu để ý quý vị sẽ thấy, có nơi bày đôi hạc đồng ngậm hoa sen, nhưng có nơi lại bày đôi hạc ngậm ngọc minh châu. Tại sao vậy?

– Hình ảnh hạc ngậm ngọc minh châu là biểu tượng cho sự sang quý

– Hình ảnh hạc ngậm hoa sen là biểu trưng cho sự giác ngộ Chính vì vậy quý vị thường thấy hạc trong chùa thường là hạc ngậm hoa sen, nhưng hạc đặt ở những quảng trường, những công trình lớn lại là hạc ngậm ngọc mình châu. Ngoài ra ở Việt Nam Hạc còn là con vật của Đạo Giáo. Quay trở lại vấn đề có được thờ hạc trên bàn thờ gia tiên hay không?

Chúng tôi xin trả lời là Có, còn nên thờ hay không thì tùy theo mong muốn của quý khách. Nếu quý khách là phật tử tại gia với mong muốn giác ngộ thì tại sao lại không nên có một đôi hạc ngậm hoa sen trên ban thờ. Hay nếu quý khách mong muốn gia đình luôn gặp điều may mắn, bình an, thì ước muốn thanh cao đó là điều hoàn toàn xứng với đôi hạc thờ.

Nhiều gia đình giàu có ngoài bày hạc ngậm hoa sen trên bàn thờ họ còn bày cả một đôi hạc đồng ngậm minh châu lớn cao 1,7m bên dưới để mong muốn biểu tượng sang quý luôn trường tồn. Tóm lại thờ Hạc trên bàn thờ gia tiên là điều tốt không phạm vào điều kiêng kị gì .

You may also like