Hoành phi, Câu đối, Liễn thờ là gì?

bởi Đồ Thờ Sơn Thếp
4.2/5 - (8 bình chọn)
Đồ thờ Tượng Phật Nguyễn Tuấn đưa ra giải thích khái niệm, ý nghĩa và nhiều hình ảnh cụ thể giúp quý khách phân biệt được Hoành phi, Câu đối, Liễn thờ là gì? để có lựa chọn phù hợp cho không gian thờ cúng của gia đình, dòng họ gia tiên.

Hoành phi, Câu đối thờ và Liễn thờ là tạo ra một phần tổng thể được gia chủ treo ở vị trí cao hơn bàn thờ, thường là áp vào tường phía trong cùng của không gian thờ. Bộ Hoành phi, Câu đối thờ và Liễn thờ thường được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng, chữ viết được ghi bằng Hán tự, chữ Nôm. Hoành phi, Câu đối thờ và Liên thờ thay đổi tùy theo hoàn cảnh, đại vị của người gia trưởng và tùy theo sự nghiệp của cha ông để lại.

Tổng hợp bộ Hoành – Đối – Liễn được trưng bày ngoài việc dùng để trang trí, chúng còn có ý nghĩa khác thể hiện những lời răn dạy con cháu, những giá trị đạo đức truyền thống, lời ca ngợi, ca tụng truyền thống của tổ tông dòng họ và những mong muốn, cầu mong sự an lạc, hạnh phúc và hoan hỷ cho những người con của cả dòng họ.

Bức Hoành Phi

(Hoành nghĩa là ngang, Phi là phô bày)

Hoành phi là tấm biển gỗ có hình chữ Nhật được trưng bày ngang và treo trên cao, bên ngoài các gian thờ tại đình chùa, gia tiên từ đường. Trên bức hoành phi được khắc 3-4 chữ đại tự. Bức Hoành phi được treo cao nhất tại không gian thờ cúng hơi nghiêng về phía trước để người nhìn dễ quan sát và tạo sự cân đối. Việc treo một, hai hoặc ba bức Hoành phi tại không gian thờ là tùy thuộc vào từng gia đình và khu vực thờ cúng. Ví dụ: Ở nhà thờ họ, thờ tổ hoặc đền chùa thì có thể dùng tới hai, ba bức Hoành Phi trong cùng không gian thờ.

(Bạn có thể tìm hiểu thêm về Sơ đồ bày trí 13 đồ thờ trên bàn thờ gia tiên đầy đủ nhất để biết cách treo Hoành phi đúng chuẩn theo phong thủy và tín ngưỡng của người Việt.)

Các loại Hoành phi

Hoành phi có nhiều loại, nhiều dạng như sau:

  • Dạng chữ nhật
  • Hình cuốn thư, chân thư cổ
  • Dạng chiếc khánh
  • Dạng hình ô van
Hình ảnh các loại hoành phi, bức đại tự gia tiên

Hình ảnh các loại hoành phi, bức đại tự gia tiên

Một số câu được sử dụng phổ biến trên hoành phi

  • Đức Lưu Quang (Đức độ sáng mãi)
  • Phụng Tổ Đường (phụng thờ tiên tổ)
  • Mộc Bản Thủy Nguyên (cây có gốc, nước có nguồn)
  • Vạn Cổ Anh Linh (muôn thuở linh thiêng)
  • Ẩm Hà Tư Nguyên (uống nước nhớ nguồn)
  • Quang Tiền Thùy Hậu (gương sáng người trước, để phúc người sau)
  • Tổ Củng Tôn Bồn (Tổ tiên gây dựng, con cháu đắp bồi)

Đôi Câu Đối Thờ

Câu đối là một thể loại văn học của Việt Nam gồm hai vế đối nhau biểu thị ý nghĩa ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Đôi Câu đối thờ được làm từ gỗ,phủ sơn ta, sơn vecni hoặc sơn son thếp vàng thếp bạc theo yêu cầu của gia chủ.

Các loại Câu đối thờ

  • Câu đối chữ nhật loại thường
  • Câu đối lá lật
  • Câu đối hình quả bầu
  • Câu đối bán nguyệt, kiểu lòng máng ốp cột
  • Câu đối có bo khung viền
Các loại mẫu câu đối thờ

Các loại mẫu câu đối thờ

Bức Liễn Thờ

Cũng giống như Hoành phi và Câu đối thờ, Liễn thờ được làm từ gỗ, sơn son thếp vàng, thếp bạc. Liễn thờ có thể treo riêng hoặc treo chung với bộ Hoành phi – Câu đối thờ.

Thông thường Hoành phi, Câu đối và Liễn thờ được đặt đóng thành một bộ Hoành – Đối – Liễn cùng có tính chất chung từ chất liệu, kích thước, họa tiết hoa văn cổ và câu chữ chạm khắc. Dưới đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng chắc chắn quý khách sẽ sở hữu một bộ Hoành – Đối – Liễn hoàn hảo nhất, bộ sản phẩm được hoàn thiện cả thẩm mỹ và mang cùng một ý nghĩa.

Một số mẫu liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ

Một số mẫu liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ

Cuộc sống ngày càng phát triển, đời sống vật chất của mỗi gia đình ngày càng cao nhưng phong tục treo bộ Hoành – Đối – Liễn tại nơi thờ cúng gia tiên vẫn không hề bị mai một. Hiện nay, bức Hoành – Đối – Liễn được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đồng, gỗ, vàng,… nhưng chất liệu gỗ kèm sơn son thếp vàng vẫn được lựa chọn nhiều nhất. Sử dụng gỗ, sơn son giúp bộ sản phẩm nhẹ hơn mà không kém phần sang trọng và đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

Bộ Hoành – Đối – Liễn được treo ở không gian thờ cúng như nhắc nhở con cháu, các thế hệ mai sau không quên công đức của tổ tiên, ông bà, dòng họ đã để lại. Con cháu là người có trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống để làm rạng danh tổ tông, dòng họ.

You may also like