Cách thiết kế phòng thờ có bàn thờ chúa/ bàn thờ phật chuẩn phong

bởi huy.nguyen
4.4/5 - (5 bình chọn)

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Vừa thờ chúa vừa thờ phật hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Các cụ xưa có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” vì vậy ngoài việc thờ cúng ông bà, tổ tiên đã khuất. Mỗi gia đình cũng thường sở hữu phòng thờ có bàn thờ chúa/ bàn thờ phật để thể hiện niềm tin tín ngưỡng của gia chủ.

Phong thủy phòng thờ quy định đến việc thiết kế phòng thờ phật và thờ chúa

Việc thiết kế phòng thờ đảm bảo các yếu tố phong thủy luôn là vấn đề được mọi gia chủ quan tâm và chú trọng. Giúp không gian thờ cúng đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ, tính tôn nghiêm và mang lại sự thịnh vượng, may mắn cho cả gia đình. Điều này cũng quan trọng khi bạn tiến hành thiết kế nội thất phòng khách hay ngủ.

Phong thủy chung

Điều đầu tiên cần chú ý khi làm phòng thờ là chọn được vị trí đặt thích hợp. Nên ưu tiên sử dụng một phòng riêng cho chức năng thờ cúng, các gia chủ thường chọn tầng trên cùng của ngôi nhà.

Như vậy, sẽ giúp không gian phòng thờ được tĩnh lặng, kín đáo mà vẫn đảm bảo sự thông thoáng và đủ ánh sáng cần thiết. Vị trí này có thể tiếp nhận được luồng vượng khí tốt nhất cho ngôi nhà, khiến không gian thờ cúng của gia đình luôn được hưng thịnh.

Cần đảm bảo phòng thờ không gần nhà vệ sinh hay bếp nấu. Như vậy, dễ tạo cảm giác xú uế ảnh hưởng đến không gian thờ tự, lâu dài sẽ gây vấn đề sức khỏe cho các thành viên trong nhà.

thiết kế phòng thờ nhà ống

Đồng thời, việc bố trí bàn thờ cũng cần chú ý đặc biệt. Không được ngược với hướng nhà và xung với hướng cửa sẽ làm ảnh hưởng tới phong thủy gây âm dương tương phản. Dễ dẫn đến tình trạng bất hòa, xung khắc trong gia đình và ảnh hưởng đến vận thế của gia chủ.

Không đặt bàn thờ ngay dưới xà ngang của nhà vì theo phong thủy như vậy sẽ gây cảm giác đè nặng khiến các thành viên trong gia đình dễ gặp tình trạng đau đầu, suy nhược thần kinh.

Ngoài ra, việc bố trí bàn thờ trong nhà cũng cần căn cứ vào mệnh của gia chủ. Nếu người mệnh đông tứ trạch thì nên đặt bàn thờ hướng vào hướng khảm (bắc), tốn (đông nam), chấn (đông) hoặc ly (nam).

Còn với gia chủ mệnh tây tứ trạch thì chọn 1 trong 4 hướng đoài (tây), càn (tây bắc), cấn (đông bắc), khôn (tây nam). Như vậy, sẽ đúng các hướng cát lợi giúp mang lại may mắn, tài lộc và sức khỏe cho cả gia đình.

Không gian có cả bàn thờ gia tiên và bàn thờ phật hoặc chúa

thiết kế bàn thờ đẹp

Nếu không gian phòng thờ có bàn thờ chúa/ bàn thờ phật cùng với bàn thờ gia tiên. Thì các gia chủ các cần chú ý đến một số yếu tố phong thủy sau đây:

  • Không nên thờ quá nhiều thần phật hoặc hai vị thần xung khắc nhau cùng nơi. Như vậy sẽ gây nhiễu loạn linh khí khiến gia đình dễ gặp bất an hay tai ương
  • Nếu đặt chung cùng không gian thì bàn thờ tổ tiên nên đặt bên phải, còn bàn thờ phật hay bàn thờ chúa được đặt bên trái. Nếu làm ngược lại sẽ không thuận phong thủy, khiến âm thịnh dương suy làm ảnh hưởng sức khỏe của gia chủ
  • Có thể đặt bàn thờ gia tiên chung với bàn thờ phật hoặc bàn thờ chúa nhưng cần đảm bảo bàn thờ thần linh sẽ ở phía trên. Như vậy, vừa để thể hiện lòng thành kính tín ngưỡng mà vẫn đảm bảo sự tôn trọng, biết ơn với người đã khuất
  • Nên đặt nơi thờ cúng tổ tiên trước rồi mới bố trí bàn thờ thần, phật sau
  • Bàn thờ cần có chỗ tựa lưng, kê sát vách tường để linh khí dễ dàng được hội thụ mà không bị tản mát mất. Và chú ý bài vị của ông bà tổ tiên không được đặt cao hơn của thần phật

Việc đảm bảo yếu tố phong thủy sẽ giúp bạn sở hữu một không gian thờ tự ông bà tổ tiên và các vị thần linh trọn vẹn, hài hòa nhất. Để mang đến mọi sự tốt lành, may mắn cho tất cả các thành viên trong gia đình.

Phong thủy khi thiết kế phòng thờ có bàn thờ phật

Các gia chủ theo tín ngưỡng phật giáo thường muốn thiết kế phòng thờ có bàn thờ phật cùng khu vực với bàn thờ gia tiên. Nhưng để có được sự hài hòa về thẩm mỹ và phong thủy cần đảm bảo các yếu tố sau:

Vị trí phương hướng đặt bàn thờ phật

Khi thiết kế phòng thờ có bàn thờ chúa/bàn thờ phật đều phải chú ý đến vị trí và hướng đặt sao cho hài hòa và hợp phong thủy.

Bàn thờ phật có thể được thiết kế chung với bàn thờ gia tiên khi đó bạn cần chú ý chọn khu vực trang nghiêm thường ở tầng cao nhất của ngôi nhà. Và đặt tượng phật cao hơn so với các bát hương của ông bà gia tiên. Bởi theo quan niệm phong thủy đức phật phải có vị trí cao hơn chúng sinh. Như vậy sẽ dễ dàng ban phước lộc và đảm bảo được bình an cho cả nhà.

Trong trường hợp bàn thờ phật chung với gia tiên thì hướng tốt nhất sẽ là hướng tây bắc. Với ý nghĩa hướng tới tây thiên cực lạc mang lại may mắn, thuận lợi cho gia chủ.

nội thất phòng thờ đẹp

Còn nếu bàn thờ phật được thiết kế riêng thì cần đặt ở phía bên trái của bàn thờ gia tiên và quay theo hướng cổng chính của ngôi nhà. Đồng thời, cần tránh đặt bàn thờ nhìn ra hướng ngũ quỷ: hướng tây nam, đông bắc. Hoặc tránh hướng tây nam nhìn ra đông bắc và ngược lại.

Không để bàn thờ phật đối diện với cửa ra vào của phòng sẽ làm thất thoát vượng khí khiến gia đình mất đi tài lộc và ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Ngoài ra, khi sử dụng thiết kế riêng rẽ thì tuyệt đối không đặt bàn thờ gia tiên đối mặt trực tiếp với bàn thờ phật.

Phòng thờ có bàn thờ chúa/ bàn thờ phật luôn cần chú ý nghiêm ngặt các yếu tố phong thủy hơn. Để có thể đảm bảo một không gian trang nghiêm, thanh tịnh thể hiện lòng thành kính tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Mà vẫn đảm bảo đức tin tín ngưỡng của mỗi gia đình.

Cách bài trí trên bàn thờ phật

phòng thờ tân cổ điển

Khi lập bàn thờ phật tại gia với mong muốn được bảo hộ về mặt tâm linh thì cần đảm bảo đúng các nguyên tắc cơ bản về mặt phong thủy như sau:

  • Về tượng phật: không nhất thiết phải đặt quá nhiều tượng phật (tối đa 3 tượng), tốt nhất mỗi gia đình chỉ cần 1 tượng phật là đủ. Nếu không có điều kiện tạc tượng bạn có thể thay thế bằng ảnh phật chỉ cần thể hiện thành ý là được. Tượng phật được đặt trên kệ cao nhất, 2 bên được thắp đèn sáng để thể hiện được lòng thành kính của gia chủ
  • Lư hương: được đặt ngay chính giữa phía trước tượng phật. Bát hương này cần phải được mang lên chùa vào ngày giờ đẹp để nhờ làm lễ. Như vậy sẽ tránh được những điều không may, luôn đảm bảo bình an, may mắn đến với gia đình
  • Đèn thờ: là một yếu tố không thể thiếu trên bàn thờ phật. Có thể sử dụng đèn điện hoặc đèn dầu tuỳ gia đình và được đặt ở hai bên của bàn thờ. Để tượng trưng cho trí tuệ hanh thông của đức phật luôn soi sáng cho chúng sinh
  • Bình hoa, đĩa quả trên bàn thờ phật được sắp xếp theo “đông bình, tây quả” tức là bên trái tượng phật sẽ bày đĩa trái cây. Còn bên phải tượng phật sẽ trưng bình hoa. Nếu có thêm chuông thì sẽ đặt cùng phía với bình hoa còn mõ thì đặt bên đĩa quả. Chú ý, đĩa đựng qua hỏa cúng phật thì không dùng cúng bàn thờ gia tiên hay dùng các việc khác
  • Nước sạch: dùng nước thanh khiết dùng cúng phật phải được thay hằng ngày, được đặt ở giữa hoặc bên trái bàn thờ

Bài trí bàn thờ phật đảm bảo các nguyên tắc phong thủy trên chắc chắn sẽ giúp bạn được một không gian thờ cúng riêng. Đảm bảo tôn nghiêm và thanh tịnh để thể hiện tín ngưỡng, tôn giáo của mình.

Một số lưu ý khi lập bàn thờ phật trong phòng thờ

Ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc phong thủy về hướng đặt và cách bài trí bàn thờ phật trong phòng thờ. Thì các gia chủ cũng cần lưu ý lập bàn thờ phật cần phải một lòng thành tâm hướng thiện. Giữ gìn ngũ giới, không sát sinh trong nhà, tâm hướng phật luôn giữ thân – khẩu- ý thiện lành, thiền định và niệm phật mỗi ngày.

Không lập bàn thờ phật với mục đích mưu cầu danh lợi, phú quý bởi phật luôn dạy vạn vật trên thế gian đều có nhân quả, nên thờ phật với tâm niệm mưu cầu sẽ gây tà nghiệp.

thiết kế phòng thờ nhà ống 2 tầng

Nên chọn tượng phật có diện mạo cân đối, kích thước phù hợp với độ lớn của bàn thờ. Gương mặt tượng trang nghiêm thoát tục, toát lên vẻ từ bi hỷ xả để cứu độ chúng sinh. Và chú ý nếu đã thờ phật thì không được thờ thần, thờ thánh.

Dù phòng thờ có bàn thờ chúa/bà thờ phật thì cũng cần thường xuyên dọn dẹp, lau chùi bàn thờ phật mỗi ngày. Rút bớt chân nhang vào ngày 15 âm lịch để lư hương luôn được sạch sẽ, gọn gàng. Và thắp hương ngày 2 lần sáng tối, sau khi thắp hương phật tử nên kết hợp quỳ lạy, sám hồi hoặc tụng kinh trước bàn thờ phật.

Phong thủy khi thiết kế phòng thờ có bàn thờ chúa

Hiện nay, ngoài việc đặt bàn thờ chúa tại phòng khách thì nhiều gia chủ đã bố trí một phòng riêng sử dụng cho mục đích thờ cúng gia tiên và đặt bàn thờ chúa để thể hiện tín ngưỡng của mình.

Vị trí đặt bàn thờ chúa

Trong công giáo, vị trí đặt bàn thờ chúa được gia chủ vô cùng coi trọng và đều cần có sự tôn nghiêm và thành kính. Vì vậy, bàn thờ công giáo thường được đặt bên cạnh bàn thờ ông bà, tổ tiên. Chú ý tuyệt đối không đặt bàn thờ chúa dưới bàn thờ gia tiên.

Vị trí đặt bàn thờ chúa phải cao hơn đầu người để thể hiện lòng thành kính với bậc tôn thờ. Thông thường nhiều gia đình thường lựa chọn các loại bàn thờ dạng treo để tiện sử dụng, mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cao mà còn tiết kiệm không gian.

Bàn thờ chúa cần được thiết kế sát tường tạo điểm tựa vững chắc, tránh để dựa vào vách kính hay cửa sổ.

Cách bố trí thiết kế bàn thờ chúa

thiết kế phòng thờ hiện đại

Khi phòng thờ có bàn thờ chúa/ bàn thờ phật thì càng cần chú ý đến việc thiết kế và bố trí sao cho hợp lý để tạo được tổng thể hài hòa và tuân thủ các nguyên tắc phong thủy và tôn giáo:

  • Bàn thờ chúa thường được thiết kế gọn gàng với tượng, ảnh chúa, lọ hoa hay lọ dầu thơm. Không bài trí quá nhiều đồ vật không cần thiết, đặc biệt là những đồ mê tín dị đoan
  • Có thể trang trí bình hoa trên bàn thờ chúa nhưng không nên trưng hoa giả mà nên sử dụng hoa tươi và chăm sóc thường xuyên
  • Bàn thờ chúa thì không bày đĩa trái cây như bàn thờ gia tiên hay bàn thờ phật
  • Lưu ý cách đặt tượng hay ảnh của chúa , đức mẹ và các thánh trên bàn thờ để đảm bảo đúng đức tin. Tượng chúa Giêsu được đặt ở vị trí trung tâm thể hiện sự tôn thờ, thành kính nhất. Ngoài ra, tượng đức mẹ và các thánh sẽ được đặt cân đối hai bên để kính nhớ và học tập theo nhân đức thánh thiện của các ngài
  • Bên cạnh việc đặt tượng nhiều gia đình còn treo thêm các bảng chữ “thiên chúa là tình yêu” để tăng thêm vẻ tôn nghiêm và niềm tin và đức chúa

Một số lưu ý khi lập bàn thờ chúa trong phòng thờ

Lập bàn thờ chúa trong phòng thờ cần lưu ý đảm bảo sự hài hòa cho không gian. Tránh đặt quá nhiều tượng, ảnh gây rối mắt khiến khu vực thờ cúng mất đi sự tôn nghiêm cần có. Hãy lựa chọn tượng có kích cỡ tương xứng với bàn thờ để tạo sự cân đối đẹp mắt.

Cần thường xuyên lau dọn sạch sẽ và thay hoa tươi cho bàn thờ để thể hiện lòng thành kính và đức tin với chúa. Khu vực dưới bàn thờ chúa phải đủ rộng để các thành viên trong gia đình có thể ngồi đọc kinh cầu nguyện mỗi ngày.

không gian phòng thờ đẹp

Khi đã lắp bàn thờ chúa trong nhà cần tuyệt đối tránh các hành động mê tín dị đoan như đốt vàng mã hay bùa chú. Còn các hành động vái lạy, thắp hương thờ cúng ông bà tổ tiên thì hoàn toàn được phép.

Trên đây là những điều cần biết dành cho các gia đình muốn thiết kế phòng thờ có bàn thờ chúa/ bàn thờ phật. Chỉ cần tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc cơ bản trên chắc chắn sẽ giúp bạn có một không gian thờ tự trang nghiêm hợp phong thủy. Để thể hiện lòng thành kính của gia chủ với ông bà tổ tiên đã khuất và niềm tin tín ngưỡng của gia đình.

Xem thêm: Thi công nội thất phòng khách đẹp: 5 điều nhất định phải lưu tâm

You may also like